Tây Á Các cuộc xâm lược của Mông Cổ

Người Mông Cổ đã sử dụng vũ lực hoặc ngoại giao để chinh phục toàn bộ các vùng đất thuộc Iran, Iraq, Kavkaz ngày nay cùng với một phần lãnh thổ của SyriaThổ Nhĩ Kỳ. Các cuộc tấn công của Mông Cổ tiếp tục hướng về phía nam tới Palestine, họ thậm chí đã tiến quân tới tận Gaza vào các năm 1260 và 1300. Những trận đánh lớn bao gồm cuộc Bao vây Baghdad (1258), khi quân Mông Cổ thuộc Hãn quốc Y Nhi và đồng minh tiến hành bao vây, chiếm lĩnh và cướp phá Baghdad thủ đô của Đế quốc Abbas, và Trận Ain Jalut trong năm 1260, khi quân Mamluk Ai Cập do Sultan Qutuz chỉ huy đã đập tan đạo quân Mông Cổ và giết chết đại tướng Mông Cổ Kit-buqa, đánh dấu chiến thắng đầu tiên của người Ả Rập Hồi giáo trước quân xâm lược Mông Cổ, qua đó ngăn chặn được một cuộc tấn công vào Ai CậpBắc Phi của người Mông Cổ.

Chinh phục Caucasus và Tiểu Á

Đế chế Mông Cổ lần đầu tiên hiện diện ở Kavkaz vào năm 1220 khi các tướng Tốc Bất Đài và Triết Biệt truy đuổi Muhammad II của Khwarezm sau khi quân Mông Cổ vừa hủy diệt Đế chế Khwarezmia. Sau một loạt các cuộc tấn công, quân Mông Cổ đã đánh bại một đội quân kết hợp gồm 10.000 binh lính người GruziaArmenia trong trận Khunan. Tuy nhiên, các chỉ huy Mông Cổ không thể tiến sâu hơn vào vùng Caucasus vào thời điểm đó do họ đang vướng bận trong cuộc chiến chống lại tàn quân của Đế chế Khwarezmia. Một cuộc chinh phạt thực sự của người Mông Cổ vào vùng Caucasus và miền đông Tiểu Á bắt đầu vào năm 1236, kết quả là Vương quốc Gruzia, Hồi quốc Rum của người Thổ Seljuk và Đế chế Trebizond đã bị người Mông Cổ khuất phục hoàn toàn, còn Vương quốc Cilicia của người Armenia và các quốc gia Thập tự chinh khác trong khu vực cũng đã tự nguyện chấp nhận trở thành chư hầu của Mông Cổ.

Bao vây Baghdad

Năm 1257, Mông Kha quyết tâm mở rộng lãnh thổ của đế chế vào các vùng đất Lưỡng Hà, Syria, và Iran. Đại hãn cho em trai là Húc Liệt Ngột quyền lực đối với một hãn quốc phụ thuộc là Y Nhi, chỉ thị phải buộc các quốc gia Hồi giáo phải quy phục, trong đó có Đế quốc Abbas. Mặc dù không tìm cách phế truất Al-Musta'sim, song Mông Kha lệnh cho Húc Liệt Ngột tàn phá Baghdad nếu Khalip từ chối các yêu sách về đích thân quy phục Húc Liệt Ngột và nộp cống dưới hình thức viện trợ quân sự, nhằm củng cố quân đội của Húc Liệt Ngột trong các chiến dịch chống lại các quốc gia Ismaili tại Iran ngày nay.

Để chuẩn bị cho xâm chiếm, Húc Liệt Ngột gây dựng một lực lượng viễn chinh lớn, bắt mỗi một trong mười nam giới trong độ tuổi đi lính trên toàn Đế quốc Mông Cổ, tập hợp được một đạo quân Mông Cổ có thể là đông đảo nhất từng tồn tại với một ước tính cho là 150.000.[2] Các tướng quân của đạo quân gồm Arghun Agha, Baiju, Buqa Temür, Quách Khản, và Kitbuqa, Sunitai và nhiều người khác.[3] Lực lượng cũng được bổ sung từ quân Cơ Đốc giáo, bao gồm của Quốc vương Armenia, một đạo quân Frank từ Thân vương quốc Antioch,[4] và một lực lượng Gruzia tìm cách báo thù người Abbas Hồi giáo vì các shah của Khwarazm cướp phá thủ đô Tiflis nhiều thập niên trước.[5] Khoảng 1.000 pháo thủ người Hán tháp tùng quân đội Mông Cổ,[6] cùng với đó là các lực lượng phụ trợ người Ba Tư và Đột Quyết theo như lời của sử gia Ba Tư đương đại Ata-Malik Juvayni.

Húc Liệt Ngột dẫn quân đến Iran, tại đây ông thắng lợi trong chiến dịch chống người Lur, Bukhara, và dư đảng của Khwarezm. Sau khi chinh phục họ, Húc Liệt Ngột chuyển hướng chú ý sang Hashshashin dòng Ismaili và Đại sư của họ là Imam 'Ala al-Din Muhammad, những người nỗ lực ám sát Mông Kha và thuộc hạ của Húc Liệt Ngột là Khiếp Đích Bất Hoa (Kitbuqa). Mặc dù Hashshashin thất bại trong cả hai nỗ lực, song Húc Liệt Ngột vẫn tiến quân đến thành trì của họ tại Alamut, và chiếm được thành. Người Mông Cổ sau đó hành quyết Đại sư Imam Rukn al-Dun Khurshah, là người kế nhiệm 'Ala al-Din Muhammad trong thời gian 1255-1256.

Sau khi đánh bại Hashshashin, Húc Liệt Ngột gửi tin cho Al-Musta'sim, yêu cầu chấp thuận yêu sách do Mông Kha áp đặt. Al-Musta'sim từ chối, phần lớn là do tác động của người cố vấn và đại tể tướng là Ibn al-Alkami. Các sử gia quy những động cơ khác nhau khiến al-Alkami phản đối quy phục, bao gồm phản bội[7] và thiếu năng lực,[8] và có vẻ là ông nói dối với Khalip về mức độ nghiêm trọng của cuộc xâm lăng, quả quyết với Al-Musta'sim rằng nếu thủ đô của đế quốc gặp nguy hiểm trước một đội quân Mông Cổ, thế giới Hồi giáo sẽ lao đến cứu viện.[8]

Al-Musta'sim hồi đáp các yêu cầu của Húc Liệt Ngột theo cách thức mà khiến cho tư lệnh người Mông Cổ cảm thấy sự hăm dọa và xúc phạm đủ để ngừng tiếp tục thương lượng,[9] song ông từ chối tập hợp quân đội để hỗ trợ lực lượng hiện hữu tại Baghdad, cũng không gia cố tường thành. Đến ngày 11 tháng 1, quân Mông Cổ đến khu vực lân cận thành,[8] đóng hai bên bờ sông Tigris nhằm tạo thành một gọng kìm quanh thành phố, và Al-Musta'sim cuối cùng quyết định đối đầu với quân Mông Cổ, phái một đạo quân gồm 20.000 kị binh đi tấn công. Đội kị binh chịu thất bại quyết định trước quân Mông Cổ, các công trình sư của Mông Cổ phá đê dọc sông Tigris và làm ngập khu vực ở phía sau quân Abbas, đánh bẫy họ.[8]

Bức tranh Ba Tư (thế kỷ 14) mô tả quân của Húc Liệt Ngột bao vây thành phố

Ngày 29 tháng 1, quân Mông Cổ bắt đầu bao vây Baghdad, xây dựng một hàng rào chấn song và một hào quanh thành phố. Người Mông Cổ sử dụng các dụng cụ công thành và máy lăng đá, nỗ lực chọc thủng tường thành, và đến ngày 5 tháng 2 thì họ chiếm được một bộ phận quan trọng của thành lũy. Nhận thấy rằng quân của mình ít có cơ hội tái chiếm tường thành, Al-Musta'sim nỗ lực khai thông thương lượng với Húc Liệt Ngột, song bị cự tuyệt. Khoảng 3.000 quý tộc Baghdad cũng nỗ lực thương lượng với Húc Liệt Ngột song họ bị tàn sát.[10] Năm ngày sau đó, tức 10 tháng 2, thành Baghdad đầu hàng, song người Mông Cổ không vào thành cho đến ngày 13, bắt đầu một tuần tàn sát và tàn phá.

Trong tuần sau đó, quân Mông Cổ cướp phá Baghdad, có nhiều hành động tàn bạo và phá hủy các thư viện đại quy mô của Abbas. Quân Mông Cổ hành quyết Al-Musta'sim và tàn sát nhiều cư dân trong thành, khiến dân số Baghdad giảm rất nhiều. Cuộc bao vây được cho là đánh dấu kết thúc Kỷ nguyên hoàng kim của Hồi giáo [11]

Xâm lược Syria

Năm 1255, Húc Liệt Ngột tìm cách mở rộng lãnh thổ của Đế chế vào vùng Trung Đông theo lệnh của anh trai ông, Mông Kha. Đội quân của Húc Liệt Ngột đã khuất phục nhiều dân tộc trong chiến dịch này, đáng chú ý nhất là trung tâm của Đế quốc Hồi giáo, Baghdad, đã bị quân Mông Cổ hủy diệt hoàn toàn vào năm 1258, dẫn tới sự diệt vong của đế quốc Abbas. Từ đây, quân Mông Cổ bắt đầu tiến vào Syria.

Vào năm 1260, Ai Cập đang được cai trị bởi triều đại Bahri của người Mamluks, trong khi hầu hết vùng Levant (ngoài các quốc gia Thập tự chinh) thì đang nằm dưới sự kiểm soát của triều đại Ayyubid. Về phần mình, người Mông Cổ đã liên kết với các lực lượng chư hầu Kitô giáo của họ trong khu vực: bao gồm người Gruzia; đội quân Cilician Armenia dưới thời vua Hethum I, Quốc vương Armenia; và Franks of Bohemond VI của Antioch. Trong những gì được mô tả bởi các nhà sử học thế kỷ 20 René Grousset và Lev Gumilev là "cuộc thập tự chinh màu vàng" (Croisade Jaune), lực lượng kết hợp này đã chiếm được thành phố Aleppo, và sau đó vào ngày 1 tháng 3 năm 1260, Tướng quân Mông Cổ là Kitbuqa chiếm được Damascus. Vị vua cuối cùng của Ayyubid, An-Nasir Yusuf, đã bị quân Mông Cổ bắt giữ gần Gaza năm 1260. Với việc Baghdad và Syria rơi vào tay người Mông Cổ, trung tâm quyền lực của Thế giới Hồi giáo được chuyển đến thành phố Cairo của người Mamluk.

Trận Ain Jalut

Năm 1260, lần lượt các thành trì của người Hồi giáo là Aleppo, Baghdad, Damascus, NablusGaza đều rơi vào tay quân Mông Cổ. Giờ đây niềm hi vọng cuối cùng của thế giới Hồi giáo chính là xứ Ai Cập, lúc này do Quốc vương của Mamluk Sultanate là Qutuz trị vì

Đầu năm 1260, Húc Liệt Ngột cho sứ giả đến gặp Qutuz gửi cho Quốc vương một bức thư đầy mùi hăm dọa:

Từ Vua của các vị Vua phía Đông và Tây, Đại Hãn gửi tới Qutuz, kẻ bỏ chạy để thoát khỏi lưỡi gươm của chúng ta. Ngươi nên nghĩ về kết cục của những nước khác và đầu hàng chúng ta đi. Ngươi đã nghe cách mà chúng ta chinh phục một đế chế rộng mênh mông và thanh tẩy mặt đất khỏi những thứ ô uế rồi đó. Chúng ta đã chinh phục những vùng đất rộng lớn, tàn sát tất cả mọi người. Ngươi không thể thoát khỏi sự kinh hoàng của quân đội chúng ta đâu. Ngươi chạy đi đâu? Người sẽ chạy trên con đường nào để thoát? Ngựa của chúng ta nhanh, tên của chúng ta sắc bén, lưỡi gươm của chúng ta như sét đánh, trái tim chúng ta cứng như núi đá, quân của chúng ta đông như cát. Nước mắt hay sự ủy mị không lay động được chúng ta. Chỉ có những kẻ cầu xin chúng ta che chở mới được an toàn. Trả lời nhanh lên trước khi ngọn lửa chiến tranh bùng lên. Chống cự và ngươi sẽ chịu số phận thảm khốc nhất. Chúng ta sẽ đập bỏ những đền thờ, lôi ra sự yếu hèn từ Chúa của các người và sau đó, sẽ giết cả người già, trẻ nhỏ. Hiện tại, ngươi là kẻ thù duy nhất chúng ta sẽ phải chinh phục mà thôi
— Húc Liệt Ngột

[12]

Qutuz phân vân một lúc và bỏ vào trướng trong cùng các tướng lĩnh Mamluk, để lại sứ giả Mông Cổ với nụ cười mỉm trên môi. Qutuz thừa nhận rằng, quân đội của ông chẳng là gì so với Mông Cổ, các tướng lĩnh cũng đồng tình như vậy nhưng đột ngột, vị Quốc vương dũng cảm nói: “Ai Cập cần một chiến binh làm vua. Nếu không ai theo, một mình ta sẽ đi và đương đầu với quân Tatars”.

Qutuz gầm lên một tiếng, cho quân lính bắt giữ sứ thần Mông Cổ, ra lệnh chém ngang lưng, cắt đầu và treo lên cổng Zuwila tại Cairo. Với người Mông Cổ, sứ thần là nhân vật được tôn trọng và đối xử rất tốt cho dù 2 nước có đang chiến tranh, hành động này của Qutuz là không thể tha thứ được. Do đó, quyết định về cuộc chiến tranh giữa Mamluk Sultanate và Mông Cổ đã được định đoạt [13].

Ngày 3/9/1260, Khiếp Đích Bất Hoa dẫn 20.000 quân Mông Cổ về phía Tây, vượt qua Jordan tiến về ngọn đồi cao hướng xuống bình nguyên Esdraelon. Cùng lúc đó, 20.000 quân Mamluk do Qutuz chỉ huy thiết lập thế trận tại Ain Jalut.

Baibars - tướng lĩnh của Qutuz xua quân đánh trực diện với quân của Khiếp Đích Bất Hoa ngay tại Ain Jalut. Tưởng rằng đó là toàn bộ quân Mamluk, vị tướng Mông Cổ tự mình dẫn quân đánh thẳng. Baibars đột ngột rút lui và quân Mông Cổ thừa thắng xông lên. Người Mông Cổ rơi vào cái cái bẫy mà chính họ rất hay sử dụng: Giả vờ thua trận.

Khi đến vùng trũng, Qutuz ra lệnh cho đội kỵ binh Mamluk tấn công vào cánh của quân Mông Cổ. Đến lúc này, trận chiến mới thực sự bắt đầu. Khiếp Đích Bất Hoa là một tướng tài, ông không dễ dàng bị lung lay vì cuộc tấn công bất ngờ đó, ngay lập tức ông chỉ huy một đạo kỵ binh khác vòng sang tấn công cánh trái của quân Mamluk, gần như xé nát cánh này nếu như không có sự xuất hiện của Qutuz.

Vị quốc vương đáng kính vứt bỏ mũ xuống đất và hô lớn 3 tiếng “Ôi đạo Hồi ơi”, điều kỳ diệu đã xảy ra, cánh trái của quân Mamluk bỗng dưng trở nên sắt đá lạ thường. Ngay sau đó, Qutuz tự mình thống lĩnh đội kỵ binh phá tan nát cánh quân Mông Cổ này. Đối diện với thất bại khó tin ngay trên chiến trường trực diện - nơi chưa bao giờ Mông Cổ thất bại, Khiếp Đích Bất Hoa vẫn bình tĩnh lạ thường. Khi người hầu cận của ông khuyên bỏ chạy, vị tướng này đã nói: “Chúng ta sẽ chết ở đây và như thế là hết. Chúc Đại Hãn trường thọ an vui”. Khiếp Đích Bất Hoa chiến đấu tới cùng cho đến khi bị một mũi tên bắn trúng ngựa và ngã xuống đất. Giữa trận chiến, người ta bắt sống ông và giải đến trước Qutuz. Mất đi thủ lĩnh, quân Mông Cổ như rắn mất đầu và dần dần bị đánh tan tác. Khiếp Đích Bất Hoa bị xử trảm và treo đầu lên cổng thành Cairo, đánh dấu chiến thắng quân Mông Cổ của Ai Cập.

Chiến thắng của quân Ai Cập đã khiến cho Mông Cổ mãi bao nhiêu năm sau đó vẫn không thể thâm nhập sâu hơn vào vùng đất Hồi giáo. Sau sự kiện Đại Hãn Mông Kha chết, Đế chế Mông Cổ không còn là một khối thống nhất, dẫn đến việc họ không thể tập trung vào sự nghiệp chinh phạt như trước. Chiến thắng này không chỉ cứu một nước khỏi họa diệt vong và nô lệ mà còn cứu cả thế giới đạo Hồi vào thời điểm đó. Có thể nói, trận đánh tại Ain Jalut đã thay đổi toàn bộ lịch sử thế giới, mà có thể, ảnh hưởng đến tận chiến sự Trung Đông ngày nay.